Vietnam Entertainment Forum

◄†●VEF●†►
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập


Tin tức ngày 28-5-2012 (Thế giới) (Phần 1)Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Mon May 28, 2012 10:58 am
Tin tức ngày 28-5-2012 (Thế giới) (Phần 1) Bgavat18
Tin tức ngày 28-5-2012 (Thế giới) (Phần 1) Bgavat10Tin tức ngày 28-5-2012 (Thế giới) (Phần 1) Bgavat12Tin tức ngày 28-5-2012 (Thế giới) (Phần 1) Bgavat13
Tin tức ngày 28-5-2012 (Thế giới) (Phần 1) Bgavat15
NamTước
Tin tức ngày 28-5-2012 (Thế giới) (Phần 1) Bgavat17
Tin tức ngày 28-5-2012 (Thế giới) (Phần 1) Bgavat19Tin tức ngày 28-5-2012 (Thế giới) (Phần 1) Bgavat21Tin tức ngày 28-5-2012 (Thế giới) (Phần 1) Bgavat22
[Cộng Đồng VEF] - NamTước
Tước Hiệu *VEF*-Mod

 *VEF*-Mod
Hiện Đang:
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 26
VEF-Cents VEF-Cents : 187
Uy Danh *VEF* Uy Danh *VEF* : 2

Tin tức ngày 28-5-2012 (Thế giới) (Phần 1) Vide10

Bài gửiTiêu đề: Tin tức ngày 28-5-2012 (Thế giới) (Phần 1)

Tiêu đề: Tin tức ngày 28-5-2012 (Thế giới) (Phần 1)

Iran xây dựng thêm các nhà máy điện hạt nhân

Kênh truyền hình nhà nước Iran dẫn lời Giám đốc cơ quan Năng lượng Nguyên tử Iran là Fereydoon Abbasi Davani cho biết: “Iran sẽ xây một nhà máy điện hạt nhân công suất 1.000 megawatt tại Bushehr vào năm tới (năm mới của người Iran bắt đầu từ tháng 3 dương lịch)”.

Tin tức ngày 28-5-2012 (Thế giới) (Phần 1) Bush
Trong khi đó, hai hãng truyền thống chính thức khác của Iran là Mehr và Cơ quan thông tấn ISNA cũng đưa tin về kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân thứ 3 của Iran trong những năm tới. ISNA dẫn lời ông Abbasi Davani cho biết, một nhà máy điện công xuất 360 megawatt cũng đang được xem xét xây dựng ở khu vực Darkhovin, thuộc ở tỉnh Tây Nam Khuzestan, gần biên giới Iraq. “Chúng tôi đã lên kế hoạch và đang cân nhắc xem có triển khai hay không”, ông Davani nói thêm.

Darkhovin là một dự án điện hạt nhân được Pháp khởi xướng từ những năm 1970 của thế kỉ trước. Tuy nhiên, nó bị đình trệ bởi các biện pháp cấm vận của châu Âu sau khi Cách mạng Hồi giáo Iran nổ ra năm 1979. Trong tháng 9/2011, Mohammad Ahmadian, quan chức hạt nhân cấp cao Iran cho biết, Tehran đang tìm kiếm sự giúp đỡ của nước ngoài để hoàn tất dự án điện hạt nhân này.

Trên thực tế, Bushehr, nhà máy điện nguyên tử duy nhất của Iran cũng là thiết kế của các kỹ sư người Đức và được hoàn thiện nhờ sự giúp đỡ của các chuyên gia Nga. Moscow chịu trách nhiệm cung cấp các thanh uranium đã làm giàu, phục vụ cho quá trình hoạt động của Bushehr. Sau hơn 1 năm hoàn thành, Bushehr có thể hoạt động với tối đa công suất thiết kế.

Iran cũng đang sở hữu một lò phản ứng nghiên cứu ở thủ đô Tehran nhằm cung cấp đồng vị phóng xạ, phục vụ xạ trị cho các bệnh nhân ung thư.Tuyên bố xây thêm các lò phản ứng của Iran được đưa ra không lâu sau khi đàm phán hạt nhân giữa nhóm “P5 + 1” và đại điện của Tehran ở Baghdad, Iraq không đạt bước tiến đột phá. Hiện Iran vẫn phải hứng chịu nhiều biện pháp trừng phạt kinh tế cứng rắn của Mỹ và châu Âu do theo đuổi chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này.

Triều Tiên bắt tàu Trung Quốc để trả đũa?

Ngày 21/5, tất cả 28 ngư dânTrung Quốc và 3 tàu cá bị một nhóm người Triều Tiên bắt cóc trở về cảng Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh. Các ngư dân bị bắt ngày 8/5 khi đang hoạt động trên Hoàng Hải và thủ phạm đòi tiền chuộc 2,7 triệu nhân dân tệ, theo báo Shanghai Morning Post.

Đến nay, bí ẩn vẫn bao trùm vụ việc khi chính quyền hai nước cung cấp thông tin rất nhỏ giọt và chỉ nói sẽ phối hợp chặt chẽ để giải quyết. Ngoại trừ việc truyền thông Trung Quốc khẳng định nước này không trả tiền chuộc, vẫn còn nhiều chi tiết mập mờ như nhóm bắt cóc là cướp biển hay lực lượng nào khác và tiến trình điều tra đến đâu.


Tin tức ngày 28-5-2012 (Thế giới) (Phần 1) 03-3
Sau khi trở về, nhóm ngư dân Trung Quốc kể với Thời báo Hoàn Cầu rằng, một tàu cao tốc vũ trang lần lượt bắt giữ tàu cá của họ. “Tàu cao tốc tiến về phía chúng tôi, rồi 6-7 người Triều Tiên mang súng và mặc quân phục lên tàu khống chế mọi người. Trong số đó, có kẻ nói tiếng phổ thông trôi chảy nhưng hình như không phải người gốc Hoa”, ông Chu Sang, một trong ba thuyền trưởng bị bắt kể lại.

Một người khác cho biết thêm: “Bọn họ không đưa tàu về bất cứ cảng nào ở Triều Tiên. Do đó, tàu cứ lênh đênh trên biển. Chúng tôi bị nhốt trong một khoang nhỏ và bị đánh đập. Một số người mặc quân phục ép chúng tôi ký giấy thừa nhận đánh bắt trong vùng biển Triều Tiên và phải nói rằng mình được đối xử tốt”. Trước đó, Tân Hoa xã dẫn lời giới chức Bộ Ngoại giao Triều Tiên khẳng định, các ngư dân “an toàn và sức khỏe vẫn tốt” trong thời gian bị giam giữ.

Mới đây, trang tin Asia News đăng bài phân tích của chuyên gia về Triều Tiên Leonid Petrov tại ĐH Sydney (Australia) cho rằng, vụ việc lần này có nhiều điểm bất thường. Chẳng hạn nhóm bắt cóc đội nón xanh, mặc quân phục, nói tiếng phổ thông trôi chảy và dùng tàu cao tốc vũ trang. Ông Petrov dẫn lời một số người Triều Tiên ở nước ngoài cho rằng thủ phạm chính là điệp viên của Tổng cục Thám báo Triều Tiên (GBR). Trước nay, đặc tình GBR được cho là hay dùng tàu cao tốc vũ trang bí mật vào các vùng biển quốc tế để thực hiện nhiệm vụ. Ngoài ra, họ có khả năng nói tiếng phổ thông lưu loát vì được đào tạo để hoạt động ở vùng biên giới với Trung Quốc.

Mặt khác, đến nay, giới chức Trung Quốc cũng khẳng định vụ bắt cóc xảy ra trong vùng biển nước này. Theo chuyên gia Petrov, nếu đích thân điệp viên GBR vượt giới tuyến để bắt công dân của một đồng minh lớn như Trung Quốc thì họ phải có sự chấp thuận từ cấp cao. Do đó, nhiều khả năng chính giới lãnh đạo Bình Nhưỡng lên kế hoạch vụ bắt cóc nhằm trả đũa một số động thái gần đây của Bắc Kinh.

Theo Asia News, Trung Quốc tỏ ra không ủng hộ Triều Tiên phóng tên lửa đẩy vệ tinh hồi tháng bốn và chuẩn bị thử hạt nhân. Ngoài ra, một số người Triều Tiên đào tẩu sang Trung Quốc vừa được cho phép đến Hàn Quốc tị nạn thay vì bị trả về nước.

Thật ra, theo nhiều nguồn tin thì trước nay cũng từng xảy ra nhiều vụ lực lượng tuần duyên Triều Tiên bắt tàu Trung Quốc với cáo buộc hoạt động trái phép trong vùng biển của mình. “Lính Triều Tiên lấy tất cả mọi thứ, kể cả bút chì và quần áo, chỉ chừa lại chút xăng để tàu trở về”, Thời báo Hoàn Cầu dẫn lời một chủ tàu ở Liêu Ninh cho hay. Có điều là các vụ việc này dường như không được phép công khai rộng rãi để tránh ảnh hưởng quan hệ cũng như giữ thể diện.

Giữa lúc căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và nhiều nước khác do tranh chấp trên biển, làn sóng dân tộc chủ nghĩa và bài ngoại dâng cao trên các diễn đàn ở nước này thời gian qua. Các cư dân mạng liên tục đưa ra những lời lẽ hung hăng nhằm vào Nhật Bản, Philippines, Việt Nam… Lần này, đối tượng lại là đồng minh thân thiết Triều Tiên.

Trên mạng xã hội Weibo và cả phần bình luận của tờ Hoàn Cầu tràn ngập các ý kiến đòi trừng phạt “Triều Tiên vô ơn” cũng như cáo buộc chính quyền Bắc Kinh “nhu nhược”. Mặt khác, cũng có nhiều bình luận cho rằng, tàu bè Trung Quốc phải bỏ “thói quen” xem vùng biển nước khác là ao nhà của mình, muốn làm gì thì làm. Nếu không thì “đến Triều Tiên cũng không thể ngồi yên”.

Tuy nhiên, theo ông Petrov, chính quyền hai nước đang cố gắng giảm nhẹ vụ việc để tránh làm xấu quan hệ. Một quan chức Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho Thời báo Hoàn Cầu hay rằng, Bình Nhưỡng sẽ xử lý hậu quả của vụ bắt cóc dựa trên quan hệ hữu nghị giữa hai bên. Tờ báo cũng vừa đăng bài xã luận kêu gọi bình tĩnh. “Quan hệ đồng minh Trung Quốc - Triều Tiên phát triển trong nhiều thập niên, có lợi cho cả đôi bên lẫn hòa bình, ổn định cho khu vực và thế giới. Dù đôi khi hai bên có mâu thuẫn, chủ yếu liên quan đến chương trình hạt nhân của Triều Tiên nhưng chúng ta cần nhìn thấy bức tranh toàn cảnh về tình hữu nghị giữa hai nước để tránh làm xói mòn niềm tin”, bài xã luận viết, đồng thời kết luận: “Khi chưa xác minh được sự liên quan của chính quyền hay quan chức Triều Tiên trong vụ bắt cóc thì không nên chính trị hóa và làm phức tạp thêm tình hình”.

Vì sao chiến hạm Mỹ, Ấn, Nhật 'đổ xô' tới Philippines?

Theo thông báo của Hải quân Philippines, ba chiến hạm Nhật Bản gồm JS Kashima (TV-3508), JS Shimayuki (TV-3513) và JS Matsuyuki (DD-130), với gần 800 thủy thủ và sĩ quan, ghé cảng Philippines ngày 28/5 và sẽ neo đậu trong vịnh Manila cho đến ngày 1/6. Đội tàu này do Phó Đô Đốc Hidetoshi Fuchinoue chỉ huy.

Sự kiện chiến hạm Nhật Bản ghé cảng Philippines không phải là điều mới lạ. Gần đây nhất là vào năm 2010, ba chiến hạm khác của Nhật (JS Shirayuki, JS Mineyki và JS Setoyuki) cũng ghé thăm Philippines trong 4 ngày, trong khuôn khổ một chuyến ghé cảng gần như là thường niên. Từ năm 1966 đến nay, hải quân Nhật Bản thăm Philippines hơn 50 lần.

Tuy nhiên, lần ghé cảng này được cho là có ý nghĩa đặc biệt vào lúc tình hình biển Đông đang có dấu hiệu căng thẳng vì tranh chấp chủ quyền giữa Philippines và Trung Quốc trên bãi đá ngầm Scarborough (Scarborough Shoal) ngoài biển Đông.


Tin tức ngày 28-5-2012 (Thế giới) (Phần 1) 03-5
Giới phân tích cho rằng không phải là ngẫu nhiên mà mới đây Mỹ cho tàu ngầm tấn công hạt nhân USS North Carolina ghé vịnh Subic của Philippines, nhìn thẳng ra khu vực tranh chấp, nối tiếp theo bằng 2tàu chiến Ấn Độ INS Rana và INS Shakti trong đợt công tác trong vùng biển Đông.

Mặt khác, trong thời gian gần đây, Nhật Bản – vốn cũng bị Trung Quốc gây sức ép về vấn đề chủ quyền trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở vùng biển Hoa Đông hiện do Tokyo kiểm soát nhưng bị Bắc Kinh đòi chủ quyền – không che giấu thái độ tích cực, quan tâm đến quyền tự do hàng hải ở biển Đông.

Theo các thông tin được báo giới Nhật Bản và Philippines nhắc lại, Chính phủ Nhật Bản đang xem xét việc dùng ngân sách viện trợ vì phát triển ODA để cung cấp cho Philippines 10 tàu tuần tra mới, nhằm giúp Manila tăng cường năng lực bảo đảm an ninh hàng hải và bảo vệ lãnh thổ. Số tàu này có thể sẽ được cung cấp trước cuối năm nay.

Trong một bài xã luận đăng ngày 24/5, tờ báo có uy tín tại Nhật Bản là Yomiuri Shimbun cho rằng, Nhật Bản không nên dửng dưng trước các hành vi quá đáng của Trung Quốc đối với Philippines tại biển Đông. Lý do là vì điều mà Bắc Kinh và đang làm để cưỡng chiếm bãi đá ngầm Scarborough cũng hoàn toàn có thể xảy ra đối với Nhật Bản trong vụ tranh chấp quần đảo Senkaku. Yomiuri Shimbun viết: “Tàu ngư chính Trung Quốc thường xuyên đi lại xung quanh quần đảo Senkaku để chứng tỏ sự hiện diện của họ. Chiến lược của Trung Quốc sử dụng tàu đánh cá và tàu tuần tra để tạo ra cảm giác là khu vực thuộc chủ quyền của họ, giống hệt với những gì đang xảy ra trong vùng biển Đông”.

Tờ báo kết luận: “Hòa bình và ổn định ở biển Đông không chỉ quan trọng đối với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Lợi ích quốc gia của Nhật Bản là phải đảm bảo sao cho các tuyến đường biển xuyên qua biển Đông luôn luôn an toàn”.

Tài Sản của NamTước
Chữ ký của NamTước

Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!

Tin tức ngày 28-5-2012 (Thế giới) (Phần 1)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Bài viết sưu tầm nên ghi rõ nguồn hoặc viết (Sưu Tầm). * Không dùng những ngôn từ thiếu lịch sự.* Tránh spam nhảm những chủ đề không liên quan.
* Bấm nút A/a bên góc phải nếu gặp vấn đề khi chèn hình vui.
* Nếu thấy bài viết hay, hãy bấm nút để khích lệ người viết.
Yêu cầu viết tiếng Việt có dấu.
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Vietnam Entertainment Forum :: Thời sự - Tin tức :: Tin tức - News :: Tin tức ngoài nước-