Cháy trung tâm mua sắm, 19 người chếtNhững đứa trẻ thiệt mạng mang quốc tịch Tây Ban Nha, Nhật Bản, Philippines, Benin và một số nước khác. Một nguồn tin ngoại giao ở Madrid nói với
Reuters rằng, có 4 trẻ em Tây Ban Nha thiệt mạng trong vụ cháy. Bộ Nội vụ Qatar nói rằng, không có công dân nước này chết trong đám cháy. 4 người lớn thiệt mạng là giáo viên và 2 người khác là nhân viên bảo vệ dân sự. Ngoài ra, vụ cháy cũng làm 15 người bị thương, trong đó có 4 trẻ em.
Hiện chưa rõ nguyên nhân gây ra hỏa hoạn, trong khi truyền thông địa phương cho biết, vụ cháy bắt nguồn từ khu vực trông trẻ ở khu mua sắm. Bộ trưởng Nội vụ Qatar chỉ xác nhận vụ cháy bùng lên từ một nơi giữa Cổng 3 và 4 của khu mua sắm và giới chức đang điều tra vụ việc.
Sau khi đám cháy bùng lên lúc 11h sáng (giờ địa phương), khói cuồn cuộn bốc ra từ siêu thị; trong khi người dân nhanh chóng sơ tán. Xe cứu thương và cảnh sát chặn các lối vào khu. “Chúng tôi cố gắng đi vào khu trẻ em nhưng bất thành vì nhiệt độ quá cao”, lính cứu hỏa cho biết.
“Dường như không có bất kỳ còi báo cháy hay bình chữa cháy trong siêu thị”, người thân của một đứa trẻ 2 tuổi thiệt mạng trong đám cháy nói với
Reuters. Trong khi đó, một quan chức của Bộ Nội vụ nói rằng, tất cả tòa nhà ở Qatar đều tuân thủ quy tắc an toàn. Dù vậy, một ủy ban điều tra sẽ được thành lập để xem xét các vấn đề về an toàn phòng cháy chữa cháy.
Nhiều người nước ngoài sinh sống ở Qatar, đất nước có nhiều mỏ dầu ở vùng Vịnh và là một trong những nơi có mức sống cao nhất thế giới. Khu mua sắm Villagio mở cửa năm 2006 và là tổ hợp khách sạn, công viên giải trí.
Tại sao quân đội Hàn Quốc 'căm thù' iPhone?Các máy điện thoại di động của các nhà sản xuất khác sẽ được phép sử dụng sau khi lắp đặt thêm thiết bị đặc biệt, tự động khóa tính năng chụp ảnh, vào internet không dây và ghi âm.
“Từ tháng 8 năm nay, chúng tôi dự định áp dụng các quy định an ninh mới, nghiêm ngặt hơn. Đây là một phần trong các nỗ lực nhằm ngăn chặn khả năng rò rỉ thông tin mật qua các smartphone”, phó phát ngôn viên bộ Quốc phòng Hàn Quốc là Đại tá Yoon Won-sik nói.
Đại tá Yoon cho biết, tất cả nhân viên của bộ có iPhone sẽ bắt buộc phải để máy trong các ô đặc biệt để cất giữ bên ngoài các tòa nhà của bộ Quốc phòng. Việc sử dụng máy điện thoại di động của các nhà sản xuất khác sẽ được cho phép nhưng chỉ sau khi chúng được lắp hệ thống đặc biệt khóa một loạt các chức năng.
Theo các chuyên gia, sở dĩ quân đội Hàn Quốc “thù ghét” iPhone đến thế là vì Apple không muốn trao quyền tiếp cận mã nguồn của hệ điều hành iOS để khóa nhiều chức năng của máy. Ngược lại, các hệ điều hành của các nhà sản xuất khác như Android của Google là mở nên cho phép thực hiện các hạn chế cần thiết.
Do đó, Đại tá Yoon còn cho biết rằng, vào năm 2015, lệnh cấm mang máy iPhone sẽ được áp dụng tại tất cả các khu nhà của cấp sư đoàn.
Nhiều nhân viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc sở hữu iPhone tỏ ra rất bất bình với kế hoạch siết chặt an ninh, khiến họ phải mua điện thoại di động mới.
Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Quốc phòng lại được sự ủng hộ các chuyên gia công nghệ thông tin. “Khóa các chức năng ghi âm và vào internet không dây khá khó”, một chuyên gia IT cho biết.
Trước đó, giới quân sự Hàn Quốc trình diễn việc xâm nhập iPhone mà chủ nhân không biết dễ dàng đến mức nào. Trong một hội nghị, một chuyên gia khách mời lọc được ra những người có mặt sở hữu iPhone và bí mật truy cập vào máy, ra lệnh chụp ảnh, ghi âm, sau đó gửi toàn bộ thông tin qua internet không dây về cho kẻ chủ mưu cuộc tấn công. Tất cả những việc đó được thực hiện mà chủ nhân không biết.
“Điều đó cho thấy rằng, đối phương có thể tiếp cận thông tin mật dễ đến thế nào bằng cách kiểm soát các chức năng máy ảnh, ghi âm và vào internet. Hãy tưởng tượng nếu một điều tương tự sẽ xảy ra trong một cuộc họp ở bộ, khi một smartphone ghi tất cả các nội dung tham vấn mật và truyền chúng cho kẻ thù”, Đại tá Yoon nói.
Công ty Apple từ chối bình luận về vấn đề này. “Chúng tôi không thể bình luận chính sách của bộ Quốc phòng Hàn Quốc”, đại diện Apple nói.
Biệt kích Mỹ, Hàn Quốc nhảy dù, do thám Triều TiênTạp chí
Diplomat dẫn phát biểu của Chuẩn tướng Lục quân Neil Tolley cho hay, Bình Nhưỡng xây dựng hàng nghìn đường hầm từ sau chiến tranh Triều Tiên.
Ông Tolley nói: “Toàn bộ cơ sở hạ tầng các đường hầm được che giấu trước các vệ tinh của chúng tôi. Do đó, chúng tôi triển khai lính Hàn Quốc và Mỹ tới Triều Tiên để thực hiện nhiệm vụ do thám đặc biệt”.
Ngoài ra, trang web của Tạp chí Hiệp hội công nghiệp quốc phòng dẫn lời ông Tolley nói: “Sau 50 năm, chúng tôi vẫn chưa biết nhiều về khả năng cũng như toàn bộ quy mô của hệ thống đường hầm tại Triều Tiên”.
Theo ông Tolley, các biệt kích thâm nhập Triều Tiên với trang thiết bị tinh vi để di chuyển thuận tiện và giảm thiểu nguy cơ bị lính Triều Tiên phát hiện. Ít nhất bốn đường hầm được Bình Nhưỡng xây dựng ngay dưới Khu phi quân sự (DMZ) chia cắt Hàn Quốc và Triều Tiên. Trong số các cơ sở được xác định là 20 sân bay ngầm một phần dưới đất và hàng nghìn cứ điểm pháo binh khác.
Hồi tháng 2, hãng tin
Yonhap của Hàn Quốc cũng đưa tin rằng Triều Tiên xây ít nhất 2 đường hầm mới tại một bãi thử hạt nhân, dường như chuẩn bị cho một vụ thử mới.